Búi trĩ bị vỡ chảy máu phải làm sao?
✤ Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là căn bệnh thầm kín của nhiều người và rất phổ biến hiện nay. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại đem tới nhiều cơn đau và phiền toái cho người bệnh. Trong trường hợp các búi trĩ đột nhiên bị vỡ và chảy máu ra nhiều, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hậu môn là tập hợp của hai loại cơ vòng và hệ thống tĩnh mạch bên trong vách, thuộc đoạn cuối của trực tràng, giữ vai trò đẩy các chất cặn bã ra khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa.
Bệnh trĩ là sự căng dãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch vách hậu môn
Sự giãn nở hoặc phình to quá mức của các tĩnh mạch bên trong vách hậu môn đã tạo thành các búi trĩ.
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến với số lượng người mắc ngày càng cao. Bệnh thường gặp phải ở những người ít vận động, đứng nhiều, ngồi lâu hoặc mắc phải các bệnh lý như:
☞ Người bị táo bón lâu năm, việc cố gắng dùng sức để đẩy phân ra ngoài khi đi đại tiện khiến cho thành hậu môn chịu một áp lực lớn, lúc này các tĩnh mạch thường xuyên bị giãn ra quá mức tạo thành những búi trĩ, trường hợp nặng sẽ bị sa ra ngoài.
Kèm theo đó là sự cọ sát của phân vào các búi trĩ dễ gây chảy máu và nhiễm trùng.
☞ Bệnh cũng gặp ở những người bị kiết lỵ, hội chứng ruột kích thích, u bứu hậu môn, …
Người ít vận động có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn
☞ Những người làm việc văn phòng, bán hàng, tài xế, …
☞ Bệnh cũng xảy ra ở người phụ nữ mang thai do áp lực của thai nhi và quá trình dùng sức khi sinh đã làm ảnh hưởng đến các tĩnh mạch hậu môn, khiến chúng căng dãn quá mức.
✤ Phân loại
Bệnh trĩ được chia thành 3 loại bao gồm:
Trĩ nội: là sự căng dãn, phồng to của các xoang tĩnh mạch trĩ trên, xảy ra bên trên đường lược (là ranh giới tiếp giáp giữa mép hậu môn và trực tràng).
Trĩ ngoại: là sự căng dãn, phồng to của các xoang tĩnh mạch trĩ dưới, xảy ra bên dưới đường lược.
Trĩ hỗn hợp: là sự xuất hiện của cả trĩ nội và trĩ ngoại.
✤ Triệu chứng
Giai đoạn đầu của bệnh trĩ
- Ra máu khi đi đại tiện, máu có thể dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn bên ngoài phân.
- Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, đau rát hậu môn trong và sau khi đi tiêu.
- Chảy máu có màu đỏ tươi, trường hợp nặng có thể gây chảy máu thành tia, khiến người bệnh mệt mỏi vì bị mất máu nhiều.
- Sờ thấy (trĩ ngoại) hoặc cảm giác (trĩ nội) có khối u nhưng chạm vào không đau.
Bệnh trĩ khiến người bệnh chịu nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng lớn đến học tập và hiệu quả công việc.
✤ Cách xử lý búi trĩ bị vỡ
Khi đi đại tiện, phân chính là yếu tố tiếp xúc trực tiếp với các búi trĩ trong hậu môn, sự cọ xát này rất dễ dẫn đến vỡ các búi trĩ.
Hoặc khi bệnh ở giai đoạn nặng, khoảng cấp độ 3, 4. Lúc này, các búi trĩ đã bị sa ra ngoài, càng dễ bị vỡ hơn vì sẽ chịu sự cọ sát từ bên ngoài.
Khi những trường hợp như thế xảy ra, chúng ta cần biết cách xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
☞ Chườm đá lạnh vào hậu môn
Nước đá giúp các mạch máu co lại nhanh chóng
Khi bị xuất huyết, hãy nhanh chóng lấy 1 chiếc khăn hoặc miếng vải sạch bọc một ít đá rồi chườm vào hậu môn.
Nước đá lạnh có khả năng giúp các mạch máu co lại, từ đó giúp kiềm chế lượng máu chảy ra.
☞ Ngâm hậu môn vào nước muối ấm
Nước ấm là môi trường hòa tan muối tốt, muối có tác dụng sát khuẩn cao dựa trên cơ chế thẩm thấu, giúp cho các mạch máu nhanh chóng co lại, ngăn chặn hiện tượng chảy máu.
Do đó mà nước muối ấm giúp cho quá trình hấp thu và cầm máu được nhanh hơn.
Khi bị chảy máu, hãy pha một ít muối vào nước ấm rồi ngâm hậu môn khoảng 10 – 15 phút, sau đó băng lại thật kỹ.
Cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ
Hai cách trên chỉ là giải pháp tình huống, nên không thể trị dứt điểm bệnh trĩ, cũng không thể loại trừ khả năng búi trĩ bị vỡ và chảy máu lần nữa.
Nếu bệnh trĩ chỉ ở cấp độ mới phát, có thể ngăn chặn bằng cách điều trị nội khoa như sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên, thuốc bôi, thuốc đặt, các bài thuốc dân gian, ….
Nhưng nếu bệnh đã phát triển tới cấp độ nặng hơn (cấp 3, 4), tức là các búi trĩ bị sa ra ngoài hoặc tình trạng xuất huyết ngày càng cao với lượng máu ngày càng nhiều, thì cần có sự hỗ trợ điều trị của những kỹ thuật ngoại khoa.
◉ Phẫu thuật thắt búi trĩ
Phương pháp thắt búi trĩ
Đây là phương pháp ưu tiên thứ 2 sau khi phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả.
Phương pháp được tiến hành bằng cách dùng dây cao su vô trùng, đưa vào bên trong hậu môn và thắt chân các búi trĩ lại, nhằm không cho lượng máu tiếp tục cung cấp đến đây. Khi không được cung cấp máu và oxi, các tế bào của búi trĩ sẽ bị hoại tử, chết đi và được tống ra ngoài cùng với phân.
◉ Dùng tia laser
Tia laser dùng trong phẫu thuật cắt búi trĩ
Trên cơ sở dùng tia sáng laser đã được điều chỉnh bước sóng thích hợp nhằm phá hủy liên kết của các tế bào trĩ, khiến chúng vỡ và đứt ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, phương pháp này có điểm yếu là dễ gây phá vỡ các tế bào bình thường của cấu trúc hậu môn, khiến hậu môn chịu thêm sự tổn thương khác.
◉ Tiểu phẫu cắt búi trĩ bằng phương pháp Stapler
Đây là phương pháp phẫu thuật, sự can thiệp loại bỏ búi trĩ được tiến hành trực tiếp bằng cách mổ nội soi đối với trĩ nội, và mổ mở đối với trĩ ngoại.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp bệnh đã nặng, các búi trĩ đã to và sa ra ngoài.
Phương pháp Stapler trong chữa trị bệnh trĩ
Tất cả các phương pháp trên đều cần được thực hiện ở cơ sở uy tín, chất lượng, đảm bảo kỹ lưỡng trong khâu vệ sinh, khử trùng tuyệt đối. Nếu không rất dễ gây ra viêm nhiễm nặng hơn và khả năng tái phát càng cao.
Địa chỉ điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất
Một trong những cơ sở y tế uy tín mà các bạn có thể đến thăm khám là phòng khám Đa Khoa TPHCM.
Phòng khám được tập hợp các y bác sĩ giỏi chuyên môn và có tay nghề cao, với nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị trĩ nội, trị ngoại và trĩ hỗn hợp. Giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu và điều trị bệnh triệt để.
Máy móc được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ tối ưu trong công tác xét nghiệm, tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp hiện đại nhất.
Bảo mật thông tin người bệnh luôn được đặt lên hàng đầu.
Địa chỉ chữa trị bệnh trĩ lâu năm
Chi phí căn cứ theo qui định của Sở y tế, được công khai chi tiết, cụ thể đến người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh.
Với mọi nhu cầu khám chữa bệnh hay bất cứ thắc mắc gì, hãy nhập nội dung vào khung chat bên dưới để các chuyên gia có thể tư vấn cụ thể hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Bài viết: Búi trĩ bị vỡ chảy máu phải làm sao? Cách điều trị dứt điểm
Ngày: 06/06/2019