Tắc kinh đau bụng dưới là bị gì?

  Kinh nguyệt vốn là “người bạn” thân thiết của giới nữ, nếu như lần xuất hiện đầu tiên của kinh nguyệt đánh dấu khả năng sinh sản của các bạn nữ thì những lần xuất hiện tiếp theo là phản ánh tình trạng sức khỏe tại thời điểm đó cũng giống như tình trạng tắc kinh đau bụng dưới được xem là dấu hiệu của bệnh phụ khoa.

  Kinh nguyệt được hình thành dưới hoạt động rụng trứng, nếu trứng rụng nhưng không được thụ tinh sẽ bị tiêu biến và lúc này hàm lượng estrogen lại tăng cao kích thích niêm mạc tử cung bong tróc để chuẩn bị cho sự hình thành lớp niêm mạc mới vào tháng tiếp theo.

  Khi tử cung bong tróc sẽ thải ra bên ngoài lớp niêm mạc cũ bao gồm máu và chất dinh dưỡng, đây được gọi là máu kinh.

  Trung bình mỗi tháng trứng sẽ rụng 1 lần hoặc hơn, theo đó kinh nguyệt sẽ xuất hiện mỗi tháng và có tính chu kỳ. Một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh là từ 28 – 35 ngày, lượng máu mất đi khoảng 40 – 60ml, số ngày xuất huyết âm đạo khoảng 3 – 5 ngày. Nếu có sự khác biệt quá lớn cho thấy sức khỏe của bạn nữ lúc này đang gặp trục trặc.

  Hiện tượng đau lâm râm bụng dưới, đau đầu, có khi chóng mặt, buồn nôn, v.v… đều là hiện tượng trong những ngày hành kinh mà bất kì bạn nữ nào cũng đã từng trải qua. Tuy nhiên tùy vào thể trạng của từng người mà mức độ này sẽ nặng hay nhẹ.

  Hiện tượng tắc kinh đau bụng dưới chính là một triệu chứng bất thường, phản ánh tình trạng sức khỏe bạn nữ đang gặp phải vấn đề.

Tắc kinh đau bụng dưới là bị gì

Tắc kinh đau bụng dưới là bị gì?

  Tắc kinh là hiện tượng kinh nguyệt nhỏ giọt, số lượng ra ít hoặc không ra trong khoảng 1 – 2 tháng liên tiếp, nếu diễn ra thường xuyên thì đây là một báo hiệu của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

  Tuy đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp khi tử cung cố co bóp để tống máu kinh ra ngoài, nhưng bình thường cơn đau chỉ lâm râm, bạn nữ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Nhưng nếu cơn đau nặng có xuất hiện co thắt, kèm theo triệu chứng đổ mồ hôi, buồn nôn, không đứng ngồi hay làm được bất cứ việc gì thì đây cũng là một dấu hiệu bất thường mà bạn nữ không thể không lưu ý.

  Như vậy, tắc kinh đau bụng dưới là một trong những hiện tượng của bệnh rối loạn kinh nguyệt. Ngoài tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt còn có rong kinh, cường kinh, vô kinh, chậm kinh, v.v….

  Chỉ với dữ liệu tắc kinh đau bụng dưới thì không thể phán đoán chính xác là bị gì, vì có thể chỉ là do tác động từ yếu tố bên ngoài như tâm lý, dinh dưỡng, chấn thương, … nhưng đó cũng có thể là do bệnh lý nguy hiểm ở vùng tử cung gây ra.

  ✡ Tắc kinh đau bụng dưới do rối loạn nội tiết

  Chu kỳ kinh nguyệt dưới sự điều hòa của hai hormon chính là estrogen và progesterone, khi hai hormon này bị sụt giảm thì quá trình chín và rụng trứng sẽ kéo dài, do đó kỳ kinh nguyệt cũng sẽ chậm hơn bình thường và gây ra hiện tượng tắc kinh đau bụng dưới.

Tắc kinh đau bụng dưới là bị mất cân bằng nội tiết tố

Tắc kinh đau bụng dưới là bị mất cân bằng nội tiết tố

  Có khá nhiều yếu tố làm tác động đến nội tiết tố nữ như:

  + Vấn đề ở tuyến yên, thường gặp là trường hợp suy tuyến yên nên các hoạt động điều hòa bên trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Không chỉ có kinh nguyệt, tuyến yên còn giúp điều hòa hoạt động của thận, tuyến giáp và sự sinh trưởng của cơ thể.

  + Sự gia tăng nồng độ hormon Adrenalin gây ức chế tiết hormon sinh dục nữ.

  + Rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

  ✡ Tắc kinh đau bụng dưới do tâm lý ảnh hưởng

  Tắc kinh đau bụng dưới là hiện tượng thường gặp ở các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì do có nhiều áp lực trong học tập, áp lực từ gia đình và một chút tâm tình của độ tuổi mới lớn khiến cho tâm trạng thường xuyên bị thay đổi, đẩy cơ thể vào trạng thái stress và phải tiết ra nhiều hormon Adrenalin để chống lại.

  Đây là loại hormon gây ức chế hormon sinh dục nữ, nên có ảnh hưởng đến thời gian chín và rụng của trứng, từ đó khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

  Tắc kinh đau bụng dưới cũng gặp phải ở người trưởng thành do làm việc quá sức, thức khuya nhiều, căng thẳng kéo dài, suy nghĩ nhiều hay gặp chuyện buồn, bế tắc khiến cho tâm trạng không ổn định làm mất cân bằng hormon.

  ✡ Tắc kinh đau bụng dưới do tổn thương ở tử cung

  Máu kinh là do lớp nội mạc tử cung bong tróc mà thành, do đó nguyên nhân dẫn đến tắc kinh nguyệt có thể là do tử cung đã chịu tổn thương như bị viêm, bị dính hoặc bị không nằm ở vị trí vốn có.

Tắc kinh đau bụng dưới là bị tổn thương ở tử cung

Tắc kinh đau bụng dưới là bị tổn thương ở tử cung

  Cũng có không ít tác nhân gây tổn thương tử cung như:

  + Nạo phá thai thường xuyên, nạo phá thai không an toàn được thực hiện ở những cơ sở phá thai chui.

  + Do bệnh lý phụ khoa, do viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

  + Do tổn thương trong quá trình sinh con, những người từng sinh nở nhiều lần sẽ dễ bị tổn thương tử cung hơn.

  + Do đặt vòng tránh thai bị viêm nhiễm, hoặc gặp sự cố khi đặt vòng tránh thai khiến cho tử cung bị tổn thương.

  ✡ Tắc kinh đau bụng dưới do bệnh lý phụ khoa

  Có rất nhiều bệnh lý phụ khoa là nguyên nhân khiến cho bạn nữ rơi vào tình trạng tắc kinh đau bụng dưới. Đây đều là những căn bệnh có tính chất nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, hoặc có thể gây vô sinh nếu như chữa trị sai cách và không kịp thời.

  + Bệnh lý ở buồng trứng: u nang, u xơ, đa nang, viêm tắc vòi trứng.

  + Bệnh lý ở tử cung: lạc nội mạc, viêm nội mạc, dính buồng tử cung, u xơ, polyp.

  + Bệnh lý ở cổ tử cung: viêm nhiễm, khối u.

  ✡ Tắc kinh đau bụng dưới do dị tật

Tắc kinh đau bụng dưới do bị dị tật cơ quan sinh dục

Tắc kinh đau bụng dưới do bị dị tật cơ quan sinh dục

  Buồng trứng hay tử cung bị dị tật có thể là do bẩm sinh hoặc do nạo phá thai để lại sẹo khiến cho sự bong tróc của lớp niêm mạc cũng gặp vấn đề từ đó khiến cho bạn nữ cảm thấy đau đớn vùng bụng dưới khi “tới tháng”, lượng máu kinh xuất ra cũng theo đó mà bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng tắc kinh.

  ✡ Tắc kinh đau bụng dưới do thiếu dinh dưỡng

  Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết giúp cơ thể duy trì tốt các hoạt động của cơ thể, trong đó bao gồm cả việc tái tạo lớp niêm mạc rồi hình thành máu kinh sau này.

  Vào mỗi tháng chất dinh dưỡng sẽ được huy động một phần đến tử cung để hình thành nên lớp niêm mạc, chuẩn bị “tổ ấm” đầy dưỡng chất để nuôi dưỡng bào thai nếu quá trình thụ tinh thành công.

  Tuy nhiên nếu bạn nữ không có một chế độ dinh dưỡng thích hợp, không cung cấp đầy đủ các chất thì vào tháng đó sẽ xuất hiện tình trạng tắc kinh, nhưng tử cung vẫn co bóp bình thường và gây ra hiện tượng đau âm ĩ ở bụng dưới.

  >>> Xem thêm:

  Tắc kinh nguyệt là gì? Uống thuốc gì để điều trị

  Tắc kinh có nguy hiểm không? chữa như thế nào

  8 Cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà hiệu quả nhất

Cách chữa trị tắc kinh đau bụng dưới

  Như bạn đã thấy, tắc kinh đau bụng dưới do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nên muốn tìm được cách chữa trị hiệu quả thì cần phải đến phòng khám Đa Khoa TPHCM để thăm khám.

  Tại phòng khám Đa Khoa TPHCM có các bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm và được sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn chất lượng giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây tắc kinh để điều trị sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao.

  Hiện nay các bệnh phụ khoa được điều trị bằng hai cách là nội khoa và ngoại khoa.

  ✚ Điều trị nội khoa: là sử dụng thuốc dạng uống, tiêm hoặc bôi tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

  ✚ Điều trị ngoại khoa: là sử dụng phương pháp phẫu thuật khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc điều trị khi bệnh nghiêm trọng như có khối u, ung thư, cắt polyp, v.v….

Cách chữa trị tắc kinh đau bụng dưới hiệu quả

  Tuy nhiên, bên cạnh việc điều trị bệnh tại phòng khám, bạn cần phải xây dựng lối sống lành mạnh để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng tắc kinh bằng các cách sau đây.

  ➠ Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo để tránh bị nhiễm trùng.

  ➠ Vào những ngày hành kinh nên thường xuyên thay băng lót và giặt phơi quần lót dưới ánh nắng mặt trời, không nên sử dụng băng lót có mùi hương nồng nặc và có khả năng hút ẩm mạnh.

  ➠ Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm nếu chưa sẵn sàng mang thai.

  ➠ Bổ sung dinh dưỡng cần thiết từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại rau củ quả.

  ➠ Uống đủ nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, v.v….

  ➠ Thường xuyên thăm khám sức khỏe phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần.

  ➠ Ngay khi có biểu hiện tắc kinh đau bụng dưới xảy ra ở hai tháng liên tiếp, nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị.

  Bạn còn thắc mắc về hiện tượng tắc kinh đau bụng dưới là bị gì và cách chữa trị, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được chuyên gia của phòng khám tư vấn cụ thể hơn nhé.

  Chúc bạn sức khỏe!

Tư vấn

Bài viết: Tắc kinh đau bụng dưới là bị gì và cách chữa trị

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Thảo

Ngày:

CHÚ Ý: Tổng đài tư vấn sức khỏe trực tuyến qua SĐT: 028 7308 8280 sẽ giúp bạn giải quyết nhanh các vấn đề sức khỏe:
Tư vấn nhanh về các triệu chứng mà bạn đang mắc phải và tư vấn cách khắc phục.
Hố trợ tư vấn cách điều trị bệnh, các loại thuốc điều trị bệnh đơn giản tại nhà.
Hố trợ đặt hẹn và lấy mã khám nhanh trong hệ thống bệnh viện, phòng khám ở Bắc Giang mà không cần chờ đợi bốc số.
Tư vấn các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín gần nơi bạn sinh sống và làm việc.
Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh, cung cấp các kiến thức về sức khỏe tình dục.
Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.