Tư vấn

Xương cá thường mắc kẹt ở đâu

     Khi chúng ta ăn cá thường được dặn cẩn thận để tránh mắc xương. Tốt nhất nên lọc hết xương rồi ăn để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên vẫn rất nhiều trường hợp bị mắc xương cá và người bị cảm thấy rất đau đớn, khó chịu vì mắc xương. Khi các xương này mắc vào chúng sẽ kẹt ở đâu?

     Có rất nhiều vị trí trong miệng, khoang họng mà xương cá có thể mắc khi nuốt phải, chẳng hạn như:

     ✜ Xương cá khi qua đường miệng sẽ thường mắc ở vị trí họng miệng và họng thanh quản. Đây là nơi dễ mắc xương cá cũng như các dị vật khác.

     ✜ Ở hai bên thành amidan và các hốc amidan rất dễ bị xương cá mắc vào.

     ✜ Tại nếp phễu thanh nhiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo thành máng họng thanh quản và cũng là nơi dễ bị mắc xương.

     Khi bị mắc xương cá người bệnh sẽ cảm thấy đau vì xương cá đâm vào khoang họng. Có những xương nhỏ sẽ trôi theo thức ăn và sau đó được đào thải ra ngoài sau một thời gian ngắn. Nhưng cũng có xương rất to mắc lại cổ họng, thanh quản và gây nhiều đau đớn. Lúc này cần phải nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để gắp xương cá ra nhằm tránh nguy hiểm cho sức khỏe.

Vậy, hóc xương cá có nguy hiểm không

     Tình trạng hóc xương cá có thể xảy ra với bất cứ ai nếu như không cẩn thận khi ăn cá. Vì vô tình lừa xương không kỹ khiến chúng đâm vào họng, thanh quản của chúng ta. Vậy nếu bị hóc xương cá có nguy hiểm không?

     Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa tình trạng hóc dị vật đặc biệt là xương cá hiện nay không hiếm. Trong đó, tỷ lệ trẻ nhỏ và người cao tuổi mắc xương cá nhiều hơn. Vì trẻ nhỏ chưa biết tự lừa xương khi ăn, còn người già thường yếu nên việc lừa xương không còn tốt.

Hóc xương cá có nguy hiểm không

Hóc xương cá có nguy hiểm không?

     Hóc xương cá nếu ở các vị trí nông, dễ lấy sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng, hóc xương cá sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm nếu vị trí hóc sâu, phức tạp và khó lấy. Một số trường hợp hóc xương cá to lại không nguy hiểm bằng hóc xương nhỏ. Vì với xương to chúng sẽ mắc kẹt lại bên ngoài cổ họng, không thể đi sâu vào thanh quản và các vị trí khác. Người bệnh cũng sẽ khó chịu, vướng họng nên sẽ nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa thăm khám.

     Trong khi đó, các xương nhỏ thường không gây ra nhiều đau đớn và khó chịu. Chúng lại dễ dàng di chuyển đến các vị trí khác trong vùng họng và gây tổn thương nhiều vị trí. Các bác sĩ cũng rất khó trong việc xác định vị trí của xương để lấy chúng ra. Do đó, chúng thực sự rất nguy hiểm với những người bị hóc xương cá.

     ❖ Tình trạng hóc xương cá có thể gây ra một số nguy hiểm như:

     Khi xương mắc trong cổ họng hoặc thực quản

     ➤ Nó có thể đâm thủng thực quản làm thức ăn thấm vào cổ họng và dẫn đến nhiễm trùng.

    ➤ Xương cá nếu đi qua các mô có thể làm tổn thương mạch máu. Nếu như làm thủng động mạch chủ có thể khiến người bệnh bị xuất huyết và chảy máu dẫn đến tử vong.

    ➤ Xương cá cũng có thể gây nhiễm trùng mô ngực, viêm trung thất, áp xe ngực, cổ và đe dọa tính mạng người bệnh.

     Khi xương cá mắc trong ruột

    ➤ Xương cá nếu đi sâu vào ruột sẽ đâm thủng ruột người bệnh.

    ➤ Trường hợp mắc xương to chúng sẽ nằm ở vị trí hẹp khiến mủ hình thành và gây nhiễm trùng nặng.

    ➤ Xương cá cũng có thể kẹt trong trực tràng, gây đau đớn cho bệnh nhân.

     Như vậy có thể thấy, hóc xương cá có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Mọi người cần cẩn thận khi ăn và nhất là nếu mắc xương nên nhanh chóng thăm khám để gắp xương ra. Không nên chần chừ vì sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm.

Hóc xương cá có nguy hiểm không tùy vào cách xử lý của bạn

Hóc xương cá có nguy hiểm không tùy vào cách xử lý của bạn

Những điều không nên làm khi bị hóc xương cá

     Chúng ta đã thấy được sự nguy hiểm mà việc hóc xương cá có thể gây ra. Vì vậy hãy hết sức thận trọng khi ăn các loại cá. Đồng thời, khi bị hóc xương nên tránh tuyệt đối những điều sau đây:

     ✜ Không ăn miếng cơm to như dân gian vẫn chỉ nhau để xương cá trôi xuống. Vì khi nuốt sẽ khiến xương cá đi xuống sâu hơn và đâm vào cổ họng chặt hơn sẽ rất khó lấy ra.

     ✜ Nếu phát hiện hóc xương nên ngưng việc ăn uống để tránh xương mắc sâu và làm tình trạng nặng hơn.

    ✜ Không khạc nhổ mạnh sẽ khiến vùng bị mắc xương đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến vùng thực quản.

    ✜ Để đảm bảo an toàn mọi người nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện gắp xương. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn và mau chóng lấy được xương ra khỏi cổ họng.

     Đa Khoa TPHCM là cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng uy tín hiện nay. Phòng khám với đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ thực hiện thăm khám và gắp xương ra cho người bệnh.

     Đa Khoa TPHCM có cơ sở y tế hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, phương pháp chữa trị hiệu quả cao. Đồng thời, chi phí thăm khám và điều trị hợp lý nên bệnh nhân có thể yên tâm.

     Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy gọi hotline hoặc truy cập bảng tư vấn bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

Tư vấn

Bài viết: Hóc xương cá có nguy hiểm không

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Thảo

Ngày:

CHÚ Ý: Tổng đài tư vấn sức khỏe trực tuyến qua SĐT: 028 7308 8280 sẽ giúp bạn giải quyết nhanh các vấn đề sức khỏe:
Tư vấn nhanh về các triệu chứng mà bạn đang mắc phải và tư vấn cách khắc phục.
Hố trợ tư vấn cách điều trị bệnh, các loại thuốc điều trị bệnh đơn giản tại nhà.
Hố trợ đặt hẹn và lấy mã khám nhanh trong hệ thống bệnh viện, phòng khám ở Bắc Giang mà không cần chờ đợi bốc số.
Tư vấn các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín gần nơi bạn sinh sống và làm việc.
Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh, cung cấp các kiến thức về sức khỏe tình dục.
Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.