Nổi nốt trắng trong khoang miệng là bị gì?
Nổi nốt trắng trong khoang miệng là một trong các dấu hiệu thường gặp của bệnh răng miệng. Trong đó nhiệt miệng là bệnh mà ai cũng từng ít nhất một lần mắc phải. Ngoài ra, nổi nốt trắng trong khoang miệng còn do các bệnh nguy hiểm như sùi mào gà và bệnh ung thư khoang miệng, do đó người bệnh cần hết sức thận trọng khi theo dõi các nốt trắng này.
1. Bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng xuất hiện như một báo hiệu cơ thể đang thiếu nước, cơ thể bị kích thích bởi một lượng lớn thức ăn có tính nóng và sự viêm nhiễm.
✡ Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng như:
➥ Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ngọt và ít uống nước.
➥ Thường xuyên hút thuốc, dùng bia rượu, các chất gây kích thích khoang miệng
➥ Trầy xướt do quá trình đánh răng, xướt do ăn các thực phẩm sắc nhọn dễ gây tổn thương (như mía, bánh tráng, …), va chạm với răng (đặc biệt là răng sâu).
➥ Dị ứng thức ăn, thiếu hụt sắt, folic và vitamin B12.
Giai đoạn đầu của bệnh nhiệt miệng làm nổi nốt trắng trong khoang miệng, thường thấy ở niêm mạc môi trên, môi dưới và lưỡi. Sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày (tùy thể trạng từng người), nốt trắng lớn dần do có dịch mủ và máu ở trong, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát, chạm vào thấy đau.
Mụn này dễ vỡ, sau khi vỡ gây chảy mủ và máu, để lại vết loét lõm gây đau rát nhiều khi thức ăn dính vào.
Bệnh nhiệt miệng tính từ khi hình thành đến lúc kết thúc kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, tùy vào thể trạng của từng người mà bệnh có thể kéo dài trên 15 ngày. Tuy nhiên nếu như vết loét vẫn không lành và có xu hướng lan rộng hơn thì nên nhờ bác sĩ thăm khám vì có thể vết loét đã bị nhiễm trùng nặng hơn.
2. Bệnh nấm miệng
Nấm miệng có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào (đặc biệt là ở trẻ nhỏ), bệnh xảy ra do công tác vệ sinh răng miệng kém, phụ nữ cho con bú bị nấm ở ngực, quan hệ tình dục bằng miệng, v.v….
Nổi nốt trắng trong khoang miệng là bị nấm miệng
Nấm miệng có thể xuất hiện ở niêm mạc môi, trong hầu họng, ở lưỡi, v.v… với dấu hiệu ban đầu là nổi nốt trắng trong khoang miệng, niêm mạc miệng ửng đỏ, đau nhức và khó ăn uống. Nấm phát triển ở lưỡi có thể làm mất vị giác.
Bệnh nấm miệng do sự xâm nhiễm và phát triển của nấm men thường gặp nhất là Candida, đây là căn bệnh khó có thể tự khỏi nên khi phát hiện người bệnh cần nhanh chóng chữa trị tại các cơ sở y tế để kịp thời ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
3. Sùi mào gà
Sùi mào gà là căn bệnh nguy hiểm có tính truyền nhiễm mạnh, bệnh xuất hiện ở miệng chủ yếu là do có quan hệ tình dục bằng miệng với người mang virus gây bệnh.
Giai đoạn đầu của bệnh làm nổi nốt trắng trong khoang miệng (ở môi, lưỡi, hầu họng, lưỡi gà, …), các nốt này có thể màu trắng hoặc trắng hồng, nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục, nổi lên khỏi bề mặt niêm mạc.
Bệnh sùi mào gà phát triển nhanh hay chậm tùy vào sức đề kháng của từng người, đến các giai đoạn sau các nốt trắng bắt đầu tăng sinh về số lượng, chúng tạo thành hình như chiếc mào gà, do đó đây cũng là giai đoạn rõ ràng nhất của bệnh.
Các nốt tính làm sùi mào gà khi đụng vào sẽ dễ bị chảy máu, có mùi hôi tanh khó chịu, đau rát khi ăn uống và nói chuyện.
4. Bệnh ung thư
Bệnh ung thư miệng là căn bệnh không quá phổ biến, thường chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trong tổng số các bệnh ung thư thường gặp. Trong đó bệnh ung thư lưỡi là thường thấy nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là sự xuất hiện của sùi mào gà ở lưỡi (do quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng), số ít khác là do thói quen ăn uống không tốt (hút thuốc lá, dùng nhiều bia rượu), các trường hợp rất ít còn lại là do di truyền gen ung thư.
Bệnh ung thư miệng giai đoạn đầu cũng nổi nốt trắng trong khoang miệng, không gây đau nhức, vết trắng từ từ loang lỗ và thường trực trong khoang miệng trên từ trên 2 tuần, lưỡi xuất hiện nốt sùi hoặc cục u cứng với các biểu hiện đơ cứng lưỡi, khó di chuyển, mất cảm giác ở vị trí nào đó trong khoang miệng, niêm mạc khoang miệng có sự thay đổi bất thường (nhạt màu hoặc đậm màu hơn các vị trí khác), ….
Nếu thấy nốt trắng trong khoang miệng xuất hiện lâu không biến mất thì người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ để kiểm tra, làm xét nghiệm chẩn đoán ung thư cũng như điều trị sớm với hy vọng đem lại hiệu quả cao.
Cách chữa trị nổi nốt trắng trong khoang miệng
Khi chưa biết được nguyên nhân gây nổi nốt trắng trong khoang miệng là gì, người bệnh không nên tự ý mua dùng thuốc bên ngoài để điều trị, tránh trường hợp kháng thuốc, hoặc điều trị sai cách làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi vô tình phát hiện thấy khoang miệng bị nổi các nốt trắng bất thường, người bệnh không nên quá lo lắng, mà cần phải có thời gian theo dõi, ở giai đoạn đầu rất khó để chẩn đoán bệnh một cách chính xác, không nên quá vội vàng rồi lại chủ quan với bệnh.
Chữa trị nổi nốt trắng trong khoang miệng như thế nào?
☞ Khi phát hiện nổi nốt trắng trong khoang miệng, người bệnh cần:
✚ Ngậm súc miệng và họng với nước muối sinh lý, hoặc pha nước muối loãng, ấm.
✚ Không quan hệ tình dục bằng miệng.
✚ Bỏ thuốc lá, bỏ bia rượu.
✚ Không dùng các thực phẩm cay nóng gây kích thích.
✚ Giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh răng súc miệng ít nhất 2 lần sau bữa ăn 30 phút.
✚ Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần bao gồm cả thăm khám nha khoa.
Những lưu ý trên đây không chỉ thực hiện khi mắc bệnh, mà mỗi người chúng ta nên tập thành thói quen để phòng ngừa bệnh.
Khi có nhu cầu khám chữa bệnh tai mũi họng nói chung, người bệnh có thể đến phòng khám Đa Khoa TPHCM. Tại đây có đầy đủ trang thiết bị y tế và bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm với hệ thống khám chữa bệnh riêng tư, tiện nghi và tiết kiệm thời gian tối đa.
Toàn bộ chi phí đều được căn cứ theo quy định và công khai đến từng bệnh nhân trước khi quyết định điều trị.
Mọi thắc mắc còn lại về vấn đề nổi nốt trắng trong khoang miệng, bạn vui lòng liên hệ với chuyên gia của phòng khám bằng cách:
✎ Nhập nội dung vào KHUNG CHAT bên dưới để nhận phản hồi nhanh nhất.
✎ Gọi đến số HOTLINE số 028 7308 8280 để được trò chuyện trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!
>>> Xem thêm:
Sùi mào gà ở miệng có ngứa không? Dấu hiệu nhận biết
Phân biệt bệnh nhiệt miệng và bệnh sùi mào gà ở miệng
Bệnh lậu có lây qua đường miệng và đường nước bọt không?
Bài viết: Nổi nốt trắng trong khoang miệng là bị gì và Cách chữa trị
Ngày: 22/05/2019