Sa tử cung sau sinh là gì và dấu hiệu?
Phụ nữ sau sinh thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phụ khoa, trong đó tình trạng sa tử cung là phổ biến hơn hết. Sa tử cung sau sinh còn được gọi là sa dạ con là tình trạng tử cung bị tuột khỏi vị trí ban đầu ra ngoài âm đạo, bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn với mức độ tăng dần từ nhẹ đến nặng.
❉ Sa tử cung sau sinh độ 1
Bệnh ở cấp độ 1 chưa có biểu hiện gì rõ ràng, lúc này tử cung chỉ rũ xuống một ít, có thể thoát ra cổ tử cung nhưng vẫn còn nằm trong ống âm đạo.
Dấu hiệu sa tử cung sau sinh cấp độ 1 lại khá giống với những biểu hiện của bệnh khác nên người bệnh thường ít quan tâm và bị nhầm lẫn trong việc điều trị.
Khi đứng nhiều hoặc vận động mạnh người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi lưng, trước và trong kỳ kinh sẽ có hiện tượng đau nặng bụng dưới, có triệu chứng buồn tiểu nhiều lần nên lượng nước tiểu thường ít.
Tuy nhiên cũng có nhiều người mắc chứng sa tử cung sau sinh độ 1 nhưng không hề có biểu hiện nào, đây là điều kiện để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn.
❉ Sa tử cung sau sinh độ 2
Sa tử cung sau sinh độ 2 là giai đoạn bệnh diễn biến ở mức độ trung bình, lúc này bạn có thể nhìn thấy tử cung màu đỏ nhạt hoặc hồng lấp ló ở cửa âm đạo khi làm việc quá sức hoặc vận động mạnh, di chuyển nhiều. Kèm theo tình trạng khí hư ra nhiều và xuất huyết bất thường ở âm đạo.
Sa tử cung sau sinh là gì?
Ở giai đoạn này, biểu hiện của bệnh đã khá rõ ràng, ngoài việc có thể nhìn thấy tử cung ló ra ở âm đạo, người bệnh còn có dấu hiệu đại tiện bị đau và khó khăn, đau đớn khi quan hệ tình dục.
❉ Sa tử cung sau sinh độ 3
Đây cũng là giai đoạn nặng nhất của bệnh, một phần hoặc toàn bộ tử cung bị tuột xuống ra ngoài âm đạo, lúc này bạn có thể nhìn thấy rõ hơn nên khi bệnh diễn biến đến giai đoạn này sẽ làm cho bạn cảm thấy ám ảnh.
Lúc này bạn không thể hoạt động mạnh hay tập trung cho các hoạt động thường ngày, thậm chí là không thể quan hệ tình dục.
Sa tử cung độ 3 là giai đoạn nguy hiểm vì rất dễ gây nhiễm trùng, dẫn đến xung huyết, phù nề, loét mưng mủ, chảy dịch vàng và gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Nguyên nhân bị sa tử cung sau sinh
Nếu trước đây sa từ cung là bệnh lý thường gặp ở những phụ nữ tuổi trung niên vào giai đoạn mãn kinh thì ngày nay căn bệnh này đang dần trẻ hóa và xuất hiện với tỉ lệ ngày càng cao ở phụ nữ sau sinh.
Tuy nhiên nói một cách tổng quan, có khá nhiều nguyên nhân khiến cho nữ giới mắc căn bệnh này như:
✎ Sa tử cung sau sinh do chấn thương
Trong quá trình sinh nở, một số bộ phận của thai phụ thường bị tổn thương là tử cung, cổ tử cung và khung xương chậu.
Nguyên nhân khiến cho các cơ quan này bị tổn thương có thể do em bé quá to, thời gian chuyển dạ quá lâu, cổ tử cung và âm đạo bị hẹp dẫn đến sinh khó, v.v….
Những người trải qua sinh nở nhiều lần cũng khiến cho tổ chức mô đệm tử cung bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến tình trạng sa tử cung. Ngoài ra, người có tiền sử nạo phá thai, từng làm phẫu thuật ở tử cung và sinh con non nhiều lần cũng có nguy cơ cao mắc chứng sa tử cung sau sinh.
Sa tử cung sau sinh do khung xương chậu bị chấn thương
✎ Sa tử cung sau sinh do làm việc quá sức
Nếu trong thời gian mang thai thai phụ làm việc quá sức hay mang vác nặng, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ sẽ khiến cho tử cung bị tổn thương.
✎ Sa tử cung sau sinh do chế độ dinh dưỡng thiếu chất
Trong suốt giai đoạn mang thai, thai phụ chẳng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng gấp 2 lần để vừa cung cấp cho thai nhi, vừa giúp duy trì các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là dinh dưỡng đi nuôi tử cung và cổ tử cung.
Những thai phụ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ sẽ có dấu hiệu trì nặng tử cung vào những tháng cuối và thường sinh con thiếu tháng.
Trong trường hợp thiếu dinh dưỡng nặng có thể dẫn đến hiện tượng sa tử cung sau sinh.
✎ Sa tử cung sau sinh do mắc bệnh lý
Sa tử cung sau sinh do người bệnh trước đó đã hoặc đang mang bệnh lý liên quan đến tử cung và cổ tử cung, hoặc bị bệnh ho mãn tính, bị táo bón sau sinh kéo dài khiến cho áp lực ở hậu môn lớn có ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.
Ngoài ra, những bất thường ở nhau thai trong giai đoạn thai kỳ cũng khiến cho tử cung của người mẹ bị tổn thương và gây ra những bất thường sau đó, trường hợp sa tử sau sinh cũng không ngoại lệ.
>>> Xem thêm:
Hình ảnh sa tử cung qua từng cấp độ 1 2 3
Khí hư màu nâu sau sinh có sao không? Cách chữa trị
Cách chữa trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh như thế nào
Cách điều trị sa tử cung sau sinh
Tùy theo từng cấp độ của bệnh sa tử cung sau sinh mà có cách điều trị phù hợp nhất, tuy nhiên bạn cần quan tâm chú ý hơn đến sức khỏe phụ khoa của mình để kịp thời phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Và ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường của bệnh phụ khoa nói chung, cũng như dấu hiệu của bệnh sa tử cung sau sinh nói riêng bạn nên nhanh chóng đến phòng khám Đa Khoa TPHCM để điều trị.
Hiện nay có hai phương pháp để điều trị sa tử cung sau sinh tùy vào mức độ của bệnh và nhu cầu sinh sản của người bệnh.
☞ Điều trị sa tử cung sau sinh bằng thuốc
Sa tử cung sau sinh ở giai đoạn nhẹ thì có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị, vì lúc này việc dùng thuốc có thể giúp phục hồi tổn thương ở tử cung, cổ tử cung hoặc khung xương chậu.
Địa chỉ điều trị sa tử cung sau sinh hiệu quả tại TPHCM
Điều trị bằng thuốc cũng được áp dụng trong trường hợp người bệnh không có đủ sức khỏe để chịu đựng phẫu thuật hoặc chị em nào còn có nhu cầu sinh nở, sẽ được điều trị tích cực bằng phương pháp này.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân mà được chỉ định loại thuốc cùng với liều lượng sử dụng phù hợp nhất để đem lại hiệu quả cao nhất có thể.
Tuy nhiên trong trường hợp sa tử cung sau sinh ở cấp độ 3 và tử cung đang có hiện tượng nhiễm trùng, hoại tử, v.v… thì dù người bệnh có nhu cầu sinh sản cũng phải thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn tính mạng.
☞ Điều trị sa tử cung sau sinh bằng phẫu thuật
Điều trị sa tử cung sau sinh bằng phẫu thuật là thực hiện cắt bỏ một phần (giữ lại cổ tử cung) hoặc toàn bộ tử cung (bao gồm cả cổ tử cung) để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm ra khỏi cơ thể, cũng là giúp ngăn chặn triệt để bệnh này nhằm tránh trường hợp tái phát.
Đây là phẫu thuật loại bỏ tử cung để đảm bảo sức khỏe và tính mạng nên nếu như người bệnh không còn nhu cầu sinh sản thì nên thực hiện phẫu thuật. Người bệnh không cần lo lắng vì phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ không làm giảm ham muốn tình dục nên không làm ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng của các chị em.
Phòng tránh sa tử cung sau sinh như thế nào?
Sa tử cung sau sinh ngày càng trẻ hóa và phổ biến, nhưng cách phòng chống không khó, bạn có thể thực hiện bằng các cách sau đây.
✚ Sau khi sinh cần tránh nằm, ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, hãy thường xuyên thay đổi để tránh gây áp lực lên vùng bụng và khung xương chậu. Bên cạnh đó cũng không nên ngồi nhiều hay đứng lâu.
✚ Sau khi sinh ít ngày cần vận động đi lại nhẹ nhàng và thường xuyên để giúp tăng cường lưu thông máu.
✚ Không nên thường xuyên nhịn tiểu vì khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ căng và tạo áp lực lên vùng chậu và tử cung.
✚ Sau sinh cần tránh vận động mạnh hay làm việc quá sức.
✚ Cần uống đủ nước, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ các loại rau củ quả vừa giúp bổ sung dinh dưỡng vừa tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh táo bón.
✚ Quan hệ tình dục an toàn, tránh để lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm khiến cho tử cung và cổ tử cung bị tổn thương.
Nếu bạn còn gì thắc mắc xoay quanh vấn đề sa tử cung sau sinh và cách điều trị hiệu quả, bạn đừng ngần ngại liên hệ với phòng khám để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.
Chúc bạn vui khỏe!

Bài viết: Sa tử cung sau sinh và cách điều trị hiệu quả
Ngày: 06/06/2019