Ứ dịch lòng tử cung sau khi phá thai bằng thuốc phải làm sao?
Ứ dịch trong lòng tử cung là tình trạng các dịch sản bao gồm máu, các vụn mô và chất nhầy không thể thoát ra ngoài mà bị ứ lại trong lòng tử cung. Tình trạng này hay gặp phải ở phụ nữ sau sinh và sau phá thai tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà lượng dịch ứ lại nhiều hay ít.
Trong bài viết này, các bác sĩ xin nói đến trường hợp ứ dịch sau khi phá thai bằng thuốc cho chị em được biết.
Ứ dịch long tử cung sau khi phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc là phương pháp rất phổ biến trong đình chỉ thai kì, được áp dụng cho thai dưới 7 tuần tuổi, thai đã vào trong tử cung và thai phụ không bị các bệnh mãn tính.
Quy trình phá thai bằng thuốc được diễn ra như sau: Sau khi thăm khám tình trạng sức khỏe và đảm bảo các yêu cầu, bác sĩ sẽ đưa cho thai phụ uống một viên thuốc đầu tiên có tác dụng làm thai ngừng phát triển và bong túi thai ra khỏi tử cung, sau 48h thai phụ quay lại để tiếp tục uống viên thứ 2 có tác dụng co bóp mạnh tử cung tống toàn bộ túi thai ra ngoài. Trong quá trình đẩy túi thai ra, máu và dịch sản cũng được đẩy ra theo và tử cung trở lại bình thường.
Tuy vậy, vẫn có những trường hợp thai được đưa ra ngoài nhưng dịch sản không được đẩy ra hết mà còn ứ đọng lại là do trường lực tử cung co bóp kém, hồi chậm, hay tử cung bị đóng kín lại khiến ứ dịch lại không thoát ra được.
Nếu như sau khi phá thai bằng thuốc cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau đây thì nên nghi ngờ mình bị ứ dịch trong lòng tử cung sau khi phá thai.
Ứ dịch lòng tử cung với các biểu hiện khó chịu ở cơ thể
✧ Khi sờ vào bụng có cảm giác cứng và đau, cơ thể bắt đầu mệt mỏi, sốt, đau vùng bụng dưới.
✧ Âm đạo tiết ra máu có lẫn dịch có mùi hôi khó chịu do viêm nhiễm tử cung.
✧ Sau một tháng nhưng kinh nguyệt vẫn chưa có trở lại thì nên hết sức chú ý có thể là do tổn thương ở buồng tử cung.
Tuy rằng ứ dịch lòng tử cung sau khi phá thai bằng thuốc không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến vùng sinh dục và chức năng sinh sản sau này của chị em.
✌ Ứ dịch gây ra viêm nhiễm tử cung, viêm tắc vòi trứng, ống dẫn trứng, viêm âm đạo có thể khiến mang thai lần tiếp theo thai ngoài tử cung, sẩy thai, sinh non, hoặc khó đậu thai, vô sinh-hiếm muộn.
✌ Suy giảm ham muốn tình dục ở nữ giới, tăng nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Cho nên chị em không được chủ quan mà nên đi thăm khám sớm các dấu hiệu bất thường ở cơ thể để được chữa trị sớm nhất.
Ứ dịch lòng tử cung sau khi phá thai bằng thuốc phải làm sao?
Những biến chứng trong phá thai là điều không ai mong muốn, nhưng chị em có thể giảm xuống tối đa các nguy hại cho sức khỏe bằng cách chữa trị kịp thời ở những cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
Khi bị ứ dịch lòng tử cung với mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ cho chị em sử dụng thuốc giúp co hồi tử cung dạng tiêm hay dạng pha loãng với dung dịch NaCl truyền tĩnh mạch, giúp tử cung co bóp và đẩy sản dịch ra ngoài. Đồng thời kết hợp với thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm.
Nếu ứ dịch lòng tử cung ở mức độ nặng cần thực hiện nong cổ tử cung bằng tay và tiến hành thủ thuật hút dịch trong tử cung ra ngoài. Sau đó uống kèm thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm.
Nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chữa trị sớm nhất
Trên đây là các phương pháp điều trị ứ dịch lòng tử cung do bác sĩ Phòng khám Đa Khoa TPHCM trả lời. Lời khuyên mà bác sĩ gởi đến các chị em là nên thực hiện phá thai bằng thuốc ở các cơ sở y tế uy tín để tránh các tai biến như sót thai, sót nhau thai, ứ dịch lòng tử cung, tắc vòi trứng, viêm nhiễm phụ khoa.
Địa chỉ để chị em tin tưởng là Phòng khám Đa Khoa TPHCM cơ sở y tế trong chuyên khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và đình chỉ thai kì. Nơi đây thực hiện phương pháp phá thai an toàn do chính các bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế vô trùng đảm bảo an toàn, quy trình thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, tất cả thông tin đều được phòng khám giữ bảo mật.
Để nhận được các tư vấn về tình trạng cụ thể hãy nhấp vào bảng chat dưới bài viết để được bác sĩ trả lời các thắc mắc cụ thể.
Bài viết: Ứ dịch lòng tử cung sau khi phá thai bằng thuốc phải làm sao?
Ngày: 19/11/2018