Khám phụ khoa là khám những gì?
Khám phụ khoa là khám những gì sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây giúp các bạn nữ có cái nhìn cụ thể và biết được sự cần thiết của việc khám phụ khoa. Cũng như chuẩn bị tinh thần thoải mái nhất giúp quá trình thăm khám được suông sẻ và tiết kiệm thời gian.
1. Khám phụ khoa có lợi ích gì
Là phái nữ, ai cũng cần phải khám phụ khoa ít nhất 1 lần vào thời điểm nào đó trong đời để giúp:
➥ Tầm soát ung thư đường sinh dục
➥ Tầm soát ung thư vú
➥ Phòng tránh hoặc điều trị sớm bệnh vô sinh
➥ Sớm chữa trị các bệnh nhiễm trùng, bệnh phụ khoa
➥ Kiểm tra, tầm soát, theo dõi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tình dục.
➥ Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn, trước khi quyết định mang thai và chăm sóc sau khi sinh.
➥ Nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Khám phụ khoa là khám những gì
Vậy khám phụ khoa là khám những gì mà có thể giúp biết được nhiều bệnh như vậy?
Khám phụ khoa là khám những gì?
Cụ thể khám phụ khoa là:
◉ Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Thông qua bệnh sử và những triệu chứng lâm sàng của bạn, bác sĩ sẽ ghi nhận và chú ý kiểm tra kĩ hơn. Khám tổng quát bên ngoài bao gồm đo: chiều cao, cân nặng, huyết áp, …
Những thông tin thiết yếu bạn cần cung cấp cho bác sĩ như: tình trạng hôn nhân, đời sống tình dục, chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử sử dụng thuốc tránh thai, tiền sử phá thai, v.v…
◉ Khám cơ quan sinh dục
Các bệnh lý hay nhiễm trùng đường sinh dục sẽ được xác định chính xác thông qua việc kiểm tra trực tiếp cơ quan sinh dục.
Khám cơ quan sinh dục bao gồm khám bên ngoài bộ phận sinh dục (xem có những u nhú hay trầy xướt bất thường không), khám bên trong âm đạo và soi cổ tử cung (đặc điểm, màu sắc niêm mạc), soi tử cung và siêu âm buồng trứng (đặc điểm cấu trúc, hình thái).
◉ Khám ngực
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến và có thể gây chết người ở nữ giới, thông qua việc kiểm tra và siêu âm ngực sẽ giúp phát hiện sớm bất thường, cũng như u hạch ở ngực.
◉ Khám trực tràng
Bác sĩ dùng tay để dò xem cấu trúc của âm đạo và hậu môn, có thể cảm nhận được khối u hay vấn đề bất thường ở vị trí này.
◉ Khám vùng bụng
Vùng bụng dưới là vị trí của tử cung và buồng trứng, bằng cách ấn vào bụng dưới có thể xác định được hai cơ quan này có bất thường hay không.
Xét nghiệm mẫu dịch trong khám phụ khoa
◉ Làm xét nghiệm
Một số bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút và nấm gây ra sẽ được xác định chính xác thông qua mẫu dịch xét nghiệm ở âm đạo và cổ tử cung. Đồng thời lấy dịch cổ tử cung giúp tầm soát được nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi khám phụ khoa là khám những gì. Quá trình thăm khám không quá lâu và giảm thiểu gây ra cảm giác nhột nhạt, khó chịu cho bạn, tuy nhiên nếu là lần đầu thăm khám thì bạn nên chuẩn bị tâm lý thoải mái để quy trình khám được diễn ra nhanh chóng.
Quy trình từng bước khám phụ khoa
Quy trình từng bước khám phụ khoa được thực hiện như sau:
Bước 1: Khám tổng quát
Bạn được đo chiều cao, cân nặng và huyết áp. Chia sẻ với bác sĩ những thông tin liên quan đến đời sống tình dục, các tránh thai, tần suất quan hệ tình dục, các vệ sinh vùng kín và kèm theo bệnh sử phụ khoa nếu có.
Bước 2: Khám bên ngoài
Bác sĩ sẽ hướng dẫn tư thế cho bạn để có thể dễ dàng khám vùng ngực, tiếp đến là khám bên ngoài bộ phận sinh dục bao gồm quan sát đặc điểm ở âm hộ, cửa âm đạo, hai bên môi lớn và môi bé.
Ở bước này có thể giúp nhận biết được các bệnh:
- Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, giang mai, lậu.
- Gai sinh dục, ghẻ ngứa, rận mu
- Viêm tuyến Bartholin
- Các bệnh về da khác
Bước 3: Khám bên trong
Bác sĩ sẽ dùng phễu mỏ vịt để mở rộng âm đạo và nhìn bằng kính soi để quan sát niêm mạc âm đạo, mặt ngoài của cổ tử cung và cấu trúc bên trong của hai cơ quan này.
Khám phụ khoa bằng dụng cụ phễu mỏ vịt
Bước này có thể giúp bác sĩ biết được nhiều bệnh phụ khoa bên trong như:
- Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục
- Viêm âm đạo
- Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Ung thư
- Dị tật cơ quan sinh dục
Tiếp đến là soi tử cung và buồng trứng để biết được cấu trúc, đặc điểm của lớp niêm mạc, tìm thấy khối u (nếu có).
Bước 4: Kiểm tra trực tràng
Bác sĩ sẽ dùng ngón tay để kiểm tra bên trong âm đạo và trực tràng xem có khối u hay bất thường ở vùng này hay không.
Bước 5: Lấy mẫu xét nghiệm
Dịch tiết ở cổ tử cung và âm đạo được lấy để xét nghiệm bệnh truyền nhiễm một cách chính xác nhất, đồng thời có thể phân lập mầm bệnh chính gây viêm âm đạo (nếu có) và tầm soát ung thư cổ tử cung.
Bước 6: Tư vấn điều trị
Nếu có bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa trị phù hợp nhất cho bạn, đồng thời kê toa thuốc thích hợp, bạn cần tuân thủ theo chỉ định điều trị và tái khám đúng hẹn.
Với quy trình từng bước khám phụ khoa trên đây, mong rằng bạn sẽ chuẩn bị tâm lý tốt nhất để quá trình kiểm tra được thuận lợi, chính xác và nhanh chóng.
Cần lưu ý gì khi đi khám phụ khoa
Để không gây khó chịu cho bạn và bác sĩ khi thăm khám, cũng như không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bạn cần lưu ý một số điều sau đây khi đi khám phụ khoa.
✎ Chỉ nên đi khám phụ khoa khi sạch kinh nguyệt 3 ngày.
✎ Không quan hệ tình dục trong vòng 1 – 2 ngày trước khi đi khám.
✎ Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để dễ dàng thăm mát.
✎ Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ bệnh án cũ nếu có, thẻ bảo hiểm y tế, v.v…
✎ Không thụt rửa âm đạo trước khi đi thăm khám để tránh gây tổn thương khiến kết quả bị sai lệch.
Để được tư vấn kĩ hơn về vấn đề khám phụ khoa là khám những gì và quy trình từng bước khám phụ khoa, bạn vui lòng liên hệ với chuyên gia của phòng khám bằng cách nhấp vào KHUNG CHAT hoặc gọi vào số HOTLINE số 028 7308 8280.
Chúc bạn vui khỏe!
>>> Xem thêm:
Chưa quan hệ có bị bệnh phụ khoa hay không
Khám phụ khoa định kỳ ở đâu tốt nhất TPHCM
Viêm nhiễm phụ khoa là gì? Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
Bài viết: Khám phụ khoa là khám những gì? Quy trình từng bước khám phụ khoa
Ngày: 22/05/2019